Ý tưởng camera kép của iPhone 7 Plus rất độc đáo, tuy nhiên camera chân dung vẫn còn phải cải thiện nhiều mới đạt được đến độ ổn định thường thấy của iPhone.
iPhone 7 Plus là chiếc iPhone đầu tiên được trang bị camera kép, đem lại khả năng chụp ảnh ở hai tiêu cự khác nhau. Camera bình thường vẫn chụp hình góc rộng, còn camera thứ hai có tiêu cự thích hợp để chụp chân dung. Bên cạnh đó, camera này cũng có ứng dụng chụp chân dung xóa phông (làm mờ hậu cảnh). Trên giấy tờ thì iPhone 7 Plus là một sự đổi mới mạnh mẽ trong nhiếp ảnh di động, còn thực tế thì liệu camera của 7 Plus đã đủ thuyết phục, hay có thể thay thế cho máy ảnh chuyên dụng chưa? Chi tiết về sản phẩm iphone 7 plus like new, iphone 7 đen like new hà nội và iphone 7 vàng like new hà nội
Chiếc iPhone 7 Plus 32GB trong bài viết này được cài đặt bản iOS 10.1 beta, hỗ trợ chế độ chụp Chân dung. Máy hiện tại giá bán khoảng 22 triệu đồng.
Camera kép trên iPhone 7 Plus: không phải "đầu tiên" nhưng là "duy nhất"
Apple rõ ràng không phải nhà sản xuất đầu tiên sử dụng camera kép vào smartphone, nhưng họ là hãng đầu tiên cung cấp camera tiêu cự dài để chụp chân dung. Camera tiếp theo trên iPhone 7 Plus có độ phân giải 12MP giống với camera chính, tiêu cự tương đương 56mm trên máy phim và khẩu độ là f/2.8. Camera chính của máy sử dụng ống kính tiêu cự tương đương 28mm và khẩu độ f/1.8.
Về cơ bản ống kính tiêu cự 56mm sẽ cho ảnh được "phóng to" khoảng 2 lần so với các camera trên điện thoại khác, do vậy bạn sẽ phải đứng xa hơn để chụp được cùng một đối tượng. Tiêu cự này cũng gần với tiêu cự của mắt người, ảnh sẽ ít bị méo ở phần viền.
Với camera phụ này, iPhone 7 Plus có thể làm được rất nhiều thứ. Đầu tiên, tiêu cự của camera phụ rất phù hợp với việc chụp ảnh chân dung. Camera smartphone thường có tiêu cự ngắn, góc chụp rộng nên có thể gây méo hình, và để chụp chân dung với chủ thể chiếm phần lớn khung hình thì người chụp sẽ phải đứng rất gần. tuy nhiên với camera chân dung trên 7 Plus, chủ thể chính trong ảnh sẽ được nhấn mạnh hơn, không bị nhiều yếu tố bên ngoài gây mất tập trung.
Hiệu ứng thứ hai và cũng là thú vị nhất của 7 Plus là khả năng "xóa phông", hay làm mờ hậu cảnh. Hình ảnh thu được từ hai camera sẽ được bộ xử lý hình ảnh phân tích thành các lớp với chiều sâu và màu sắc khác nhau, vì thế đưa ra hiệu ứng xóa phông nền, làm nổi bật chủ thể chính. Theo Apple thì trong quá trình bộ xử lý hình ảnh phải thao tác đến hàng tỉ thao tác khác nhau, vậy kết quả có ưng ý hay không? Hãy cùng VnReview tìm hiểu với những bức ảnh ngay dưới đây.
Camera kép: thú vị và hữu ích nhưng vẫn còn nhiều khuyết điểm
Hai tiêu cự camera trên iPhone 7 Plus thực sự rất hữu ích và có thể đáp ứng gần như mọi yêu cầu hàng ngày của tôi: camera chính góc rộng để chụp toàn cảnh, còn camera chân dung để chụp đặc tả người hoặc vật. So với LG G5 thì dải tiêu cự rộng/hẹp của iPhone 7 Plus có ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày nhiều hơn, còn camera góc rất rộng của G5 chỉ thích hợp chụp cảnh vật.
Tính năng chụp ảnh xóa phông của máy cũng rất thú vị dù chưa hoàn hảo. Những bức ảnh chụp chân dung sẽ trở nên "ảo" hơn, trong thời gian thử nghiệm phần lớn người được hỏi đều thích các bức ảnh xóa phông này. Trong điều kiện ánh sáng tốt thì chế độ chụp chân dung vẫn đáp ứng được yêu cầu với những bức ảnh đẹp.
Đầu tiên, chiếc iphone này chỉ "xóa phông" bằng cách kết hợp hai camera và phần mềm: nó sẽ phân tích những chủ thể trong hình, sau đó tách thành những phần có màu sắc, khoảng cách khác nhau. Trong bức ảnh "xóa phông", chiếc điện thoại sẽ xác định một chủ thể chính, tiếp theo đó làm mờ phần còn lại.
Vấn đề của việc xóa phông bằng công cụ là máy không thể nào tính toán chính xác 100% được đâu là chủ thể. Trong phần lớn trường hợp thì tính năng này hoạt động ổn, nhưng khi viền của đối tượng có màu gần giống nền thì máy có thể xóa phông nhầm.
Bức ảnh này còn tệ hơn. Trong ảnh xóa phông, phần chữ "Al Fresco Group" bị xóa mờ mặc dù nó vẫn tách biệt với phần nền xung quanh. Những bức ảnh "tai họa" như thế này không thiếu trong quá trình trải nghiệm khoảng 2 tuần của chúng tôi.
Điểm trừ tiếp theo của camera phụ là khả năng bắt sáng yếu và tốc độ chụp thường chậm hơn hẳn so với camera chính. Nếu bấm phóng to 2x nhưng không chụp ở chế độ chân dung, máy có thể tự chuyển sang dùng camera chính để bắt sáng tốt hơn tuy nhiên điều này thì người dùng không kiểm soát được. Thông tin thêm tại hoangkien.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét